Big

Published on June 2016 | Categories: Documents | Downloads: 62 | Comments: 0 | Views: 3500
of 12
Download PDF   Embed   Report

Comments

Content

Big C về mặt bố trí trình bày mang phong cách nước ngoài, về overview bên ngoài nếu bạn chưa biết gì về Big bạn sẽ không dám bước vào vì có vẻ hơi sang trọng nhưng thật ra giá cả các mặt hàng lại thuộc loại rẽ nhất có thể nói là rẽ hơn Co.opmark. Có lẽ chính vì nhìn bên ngoài có cảm giác sang sang nên có lẽ Big C vắng khách hơn Co.op Mark. Còn bên trong, các lối đi tương đối rộng dễ dàng đẩy xe để lựa chọn hàng, sản phẩm trưng bày tương đối dễ tìm, dễ chọn, vì là không xây thêm tầng lầu nên không gian rất thoáng và tạo cảm giác rộng. Về mặt này, thì mình nghĩ là hơn hẳn Co.op Mark. BigC với định vị là hàng hóa giá rẻ, vì thế, họ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người dân. Bên cạnh đó, BigC còn liên kết với các nhà sản xuất lớn để có thể giảm giá thành sản phẩm đến mức tối đa cho người tiêu dùng, có những chính sách bình ổn giá trong thời kì khủng hoảng như hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mua sắm của khách hàng. CHÍNH SÁCH QUẢN BÀ HÀNG VIỆT NAM

Ngay từ khi có mặt tại thị trường Việt Nam, là một trong những nhà phân phối lớn của thị trường bán lẻ hiện đại, Big C đã tin tưởng vào tiềm năng và chất lượng của hàng hóa Việt Nam. Vì vậy cho đến nay, 95% hàng hóa phân phối trong toàn hệ thống Big C là hàng sản xuất trong nước. Trong chính sách thu mua của Big C, hàng nội luôn được ưu tiên hàng đầu, hàng nhập khẩu chỉ đóng vai trò đa dạng hóa gam hàng và thêm sự chọn lựa cho khách hàng, tập trung ở một số mặt hàng thực phẩm như bánh kẹo, sữa…

Bà Dương Thị Quỳnh Trang, Giám đốc Quan hệ công chúng và Đối ngoại hệ thống Big C nói rằng: “Khi làm việc với các nhà cung cấp địa phương, chúng tôi không chỉ hạn chế hợp tác trong việc mua và bán, mà còn hợp tác với nhiều nhà sản xuất trong nước để phát triển các dự án hướng đến sản xuất các sản phẩm chất lượng như xúc tiến hợp tác thu mua hàng nông sản tại Mekong, Đà Lạt, trồng rau củ sạch (đang triển khai), dự án thịt chất lượng, dự án phát triển hàng nhãn riêng Big C…. Những dự án này có chung một mục đích là đưa các sản phẩm hàng Việt lên một tầm cao hơn về chất lượng cũng như tiêu chuẩn hóa sản phẩm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng”. Bên cạnh đó, hưởng ứng các chương trình kích cầu tiêu dùng và quảng bá hàng Việt tại vùng sâu, vùng xa do Chính phủ phát động, từ những ngày đầu tháng 9-2009, Big C đã tổ chức nhiều

chuyến bán hàng lưu động và tuyên truyền cho hàng Việt tại 18 huyện ngoại thành Hà Nội, 3 huyện, thị ở tỉnh Thừa Thiên-Huế… Riêng tại Đà Nẵng, trong năm qua, Siêu thị Big C đã tích cực tham gia quảng bá hàng Việt bằng cách tham gia 2 Phiên chợ hàng Việt tại Khu công nghiệp Hòa Khánh và tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, bà con địa phương đến mua rất đông và thật sự hài lòng khi mua hàng Việt với giá cả rất cạnh tranh, chất lượng bảo đảm. Những chương trình bán hàng Việt theo mô hình này đã thật sự tạo được hình ảnh tích cực cho hàng Việt, đồng thời đẩy mạnh kích cầu hiệu quả. Big C còn thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi hàng Việt với hàng trăm mặt hàng bằng nhiều hình thức hấp dẫn người tiêu dùng, riêng tháng 10-2009 là Tháng hàng Việt Nam tại Big C. Xây dựng những khu vực đặc sản vùng miền của Việt Nam tại các siêu thị, đồng thời quảng bá thường xuyên với quy mô lớn cho hàng Việt tại Big C thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và catalogue hàng khuyến mãi, phát miễn phí cho người tiêu dùng (1 triệu tờ/đợt); luôn bố trí những vị trí tốt nhất cho sản phẩm nội địa trong các siêu thị Big C. Từ tháng 10 và 11-2009, Siêu thị Big C còn đưa ra chương trình khuyến mãi “Điểm đến Big C” với hơn 600 mặt hàng giảm giá, trong đó 99% là hàng Việt Nam. Ngoài việc ưu tiên kinh doanh hàng Việt tại hệ thống Siêu thị Big C tại Việt Nam, Big C còn đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu hàng Việt có chất lượng sang các chuỗi siêu thị của Tập đoàn Casino - tập đoàn mẹ của Big C trên thế giới. Hiện nay, hằng năm Big C xuất khoảng 1.000 container hàng Việt (nông sản, thủy sản, hàng thủ công mỹ nghệ, vải sợi, đồ gỗ…) sang châu Âu, Mỹ La tinh, Ấn Độ Dương... Bà Quỳnh Trang cho biết thêm: “Từ 2 năm nay tại Big C, chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng có chiều hướng tăng sử dụng hàng nội đối với một số mặt hàng trước đây nhập ngoại được ưa chuộng như gia dụng, sữa, vải sợi… Đây thật

sự là một tín hiệu đáng mừng đối với các nhà sản xuất Việt”. Trong buổi họp báo mới đây tại Đà Nẵng, ông Trần Viết Hoàng, Giám đốc Big C Đà Nẵng bày tỏ mong muốn ngày càng có thêm nhiều mặt hàng có xuất xứ tại Đà Nẵng phục vụ khách hàng trong hệ thống siêu thị Big C. Được biết, trong năm qua, Big C Đà Nẵng đã phục vụ khoảng 2 triệu lượt khách hàng đến mua sắm. Với những nỗ lực nói trên, Big C Việt Nam đã đóng góp vào ngân sách của các thành phố và các địa phương nơi Big C có mặt khoảng 120 tỷ đồng mỗi năm. Tại thành phố Đà Nẵng, Big C đóng góp trên 10 tỷ đồng vào ngân sách năm 2009. Với những kết quả đạt được, Big C đã nhận được nhiều bằng khen của các Bộ, ngành, trong đó có Bằng khen “Doanh nghiệp đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của thành phố Đà Nẵng” do UBND thành phố Đà Nẵng trao tặng tháng 1-2009, Bằng khen “Doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong Tháng bán hàng khuyến mãi” do UBND thành phố Đà Nẵng trao tặng tháng 12009 và Bằng khen “Tham gia tích cực Phiên chợ Hàng Việt lần 1, lần 2” của Sở Công thương...
Giá trị tương đương, nhưng giá thấp hơn (same value, less price): Sản phẩm mang lại giá trị tương đương sản phẩm của đối thủ, nhưng giá bán lại thấp hơn. Big C tại Việt Nam đang áp dụng cách thức định vị này để “tuyên chiến” với các chuỗi siêu thị hiện hữu. Trên thế giới, các siêu thị Wal-Mart, Best Buy, Circuit City cũng từng định vị như vậy. Đặc điểm chung của các thương hiệu này là không tuyên ngôn chất lượng tốt hơn, hay giá trị cao hơn mà chỉ liên tục truyền thông giá rẻ hơn. Big C tại Việt Nam có slogan là “Giá rẻ cho mọi nhà!” và phát triển hoạt động kinh doanh trên nền tảng câu khẩu hiệu ấn tượng này.

Big C Chinh Phục bằng Giá Rẻ
12/09/2010 04:34 PM

Ông Pascal Billaud – Tổng giám đốc hệ thống siêu thị BigC tại Việt Nam cho biết, ngoài chất lượng là yếu tố bắt buộc thì giá rẻ là chiến lược kinh doanh chủ đạo mà BigC theo đuổi trong suốt 12 năm có mặt tại Việt Nam. Đầu năm 2010, Big C tiếp tục tung ra chương trình khuyến mãi “Giá rẻ chưa từng thấy” với nhiều mặt hàng nhu yếu phẩm được giảm đến 50%. Ông Pascal Billaud - Tổng Giám đốc hệ thống siêu thị Big C tại Việt Nam cho biết, ngoài chất lượng là yếu tố bắt buộc thì giá rẻ là chiến lược kinh doanh chủ đạo mà Big C theo đuổi trong suốt 12 năm có mặt tại Việt Nam.

Trong buổi họp báo đầu năm, ông quả quyết hiện tại giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm của Big C là rẻ nhất trên thị trường. Và với vẻ mặt vô cùng tự hào, ông cho biết mặc dù là năm suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng số lượng khách hàng đến Big C mua sắm trong năm 2009 đã tăng hơn 15% so với năm 2008. Dự báo năm 2010 sẽ còn tăng hơn nữa. Nhu yếu phẩm gạo, đường, mắm muối, thịt heo, thịt gà, cá, tôm, rau củ quả, trái cây… là những mặt hàng quan trọng nhất được bán với giá rẻ trong hệ thống BigC. Tuy nhiên, vào những năm 1998 – 2000, khi Big C bắt đầu hoạt động tại Việt Nam thì chất lượng các mặt hàng nông sản này còn chưa cao, tính đồng nhất trong sản phẩm hầu như chưa có, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng chưa đảm bảo, trong khi đó đấy là những yếu tố “sống chết” đối với doanh nghiệp. Thế là Big C bắt đầu “xắn tay”vào cùng nông dân nâng cao chất lượng sản phẩm. BigC đến từng nhà nông dân cho biết kế hoạch thu mua của mình cùng những tiêu chuẩn chất lượng cụ thể. Bà Dương Thị Quỳnh Trang - Giám đốc Quan hệ đối ngoại của Big C, nhớ lại: “Thuyết phục nông dân thay đổi cách thức trồng trọt, chăn nuôi và chịu bỏ tiền để đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm là điều không phải một sớm một chiều là có thể làm được. Trước tiên, chúng tôi mời họ tham quan siêu thị để họ tận mắt thấy hàng hóa của họ được trưng bày chuyên nghiệp và hiện đại ra sao, giá trị hàng hóa theo đó cũng được nâng tầm lên như thế nào… Khi đó mặc nhiên họ so sánh đến việc chất lượng hàng hóa phải như nào mới xứng tầm. Một khi tư tưởng đã được “thông” thì mọi việc sau đó cũng trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Rồi Big C lên kế hoạch hỗ trợ nông dân trong việc hoạch định sản xuất, cải thiện sản phẩm về mặt kỹ thuật và chất lượng làm sao để hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nhất. Sau đó Big C cùng với nông dân ký kết một hợp đồng mua bán rõ ràng từ số lượng, giá cả, tiêu chuẩn – quy cách sản phẩm đến việc bao tiêu và các điều khoản thanh toán, vận chuyển… Tất cả đều có quy trình rõ ràng, logic, minh bạch và chuyên nghiệp. Nông dân theo đó cải cách quy trình nuôi trồng, sản xuất của mình. Khi đã có nguồn cung cấp hàng đạt yêu cầu, Big C bắt đầu tiến thêm một bước nữa trong khâu hậu cần: Xây dựng các trung tâm thu mua hàng ngay tại gốc. Big C tổ chức thu mua ngay tại vườn, bỏ tất cả các khâu trung gian, tập kết về trung tâm thu mua từng vùng rồi chính mình tổ chức vận chuyển đi.. Việc phát triển được một hệ thống hậu cần tối ưu như thế cho phép chúng tôi giảm đến mức tối thiểu chi phí trong vận hành và quản lý, góp phần giúp cho giá cả rẻ hơn.” – ông Pascal Billaud tiếp lời: “Chúng tôi cam kết thu mua số lượng lớn hàng hóa của nông dân, nhà cung cấp trong một thời gian dài cùng một chế độ thanh toán tốt để tạo nên nguồn hàng nhiều, phong phú. Bên cạnh đó, cùng với một chính sách hậu cần và trữ hàng tốt, nhiều trong những thời điểm hợp lý đã giúp chúng tôi có được giá rẻ bán cho người tiêu dùng trong một thời gian dài” - ông Pascal Billaud tiết lộ bí quyết kinh doanh”. Trồng cây rồi cũng tới ngày hái trái. Chính nhờ một chiến lược kinh doanh năng động như thế cùng với việc vận động các nhà cung cấp liên tục có những chương trình khuyến mãi hấp dẫn mà bắt đầu từ năm 2008, Big C đã xây dựng được một khung giá rẻ thường xuyên các mặt

hàng thiết yếu cho người tiêu dùng và chinh phục người tiêu dùng bằng cách này. Đầu tư vào Việt Nam là đầu tư lâu dài. Cho đến thời điểm này, tổng đầu tư của chúng tôi vào thị trường Việt Nam là 300 triệu USD. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư thêm nữa vì đây là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng” – ông Pascal Billaud khẳng định. Ngọc Minh Theo.httq :// dan viet.vn Bình luận cá nhân : Chúng ta với tư cách là một người tiêu dùng, khi mua hàng hóa ta luôn muốn mua được sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ nhất. Và hiển nhiên các nhà bán lẻ sẽ làm mọi cách để khách hàng hài longfbawngf chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hóa, tiện nghi mua sắm, sự tận tụy của nhân viên…Vượt lên tất cả họ sẽ đáp ứng điều khách hàng mong muốn nhất khi mua sắm là có được giá rẻ. Trong bối cảnh giá cả thị trường ngày càng tăng, giá sẽ là yếu tố quyết định tạo nên doanh thu và sức mua cho siêu thị.Giá trị gia tăng của BigC thể hiện ở sự khác biệt: làm thế nào có mức giá rẻ cho khách mua có thể là dựa vào lợi thế quy mô, kỹ thuật, đàm phán thương lượng, cắt giảm chi phí quản lý. Phát triển một hệ thống hậu cần tối ưu như thế cho phép bigC giảm đến mức tối thiểu chi phí trong vận hành và quản lý . BigC với định vị là hàng hóa giá rẻ, vì thế, họ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người dân. Bên cạnh đó, đặc biệt, BigC đã kìm hãm việc tăng giá thông qua việc thương lượng với các nhà cung cấp không tăng giá, nhất là đối với những mặt hàng nhu thiết yếu.Cương quyết từ chối những yêu cầu tăng giá không có lý do chính đáng. Trên thực tế, chỉ số giá của phần lớn các mặt hàng tại BigC giảm mạnh so với khung giá cuối năm 2008 và đầu năm 2009. Áp dụng chính sách giá tốt nhất cho các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá như thịt, cá, bánh mỳ, thực phẩm khô… ngay cả khi giá cả thị trường tăng mạnh; cam kết mua số lượng lớn, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất hoạch định tối ưu nhất kế hoạch sản xuất và tiết kiệm chi phí. BigC còn liên kết với các nhà sản xuất lớn để có thể giảm giá thành sản phẩm đến mức tối đa cho người tiêu dùng, có những chính sách bình ổn giá trong thời kì khủng hoảng như hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mua sắm của khách hàng. Với tiêu chí “giá rẻ cho mọi nhà”, nét nổi bật của các Đại siêu thị Big C là giá luôn cạnh tranh nhờ các chương trình giảm giá kéo dài, khuyến mãi lớn, qua đó kích cầu tiêu dùng. Ngoài ra, các siêu thị Big C luôn được bố trí đẹp mắt, trưng bày hàng hóa theo mô hình riêng với chủng loại.Nhờ đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tích cực tham gia bình ổn giá thị trường, luôn song hành và bảo vệ quyền lợi khách hàng nên vượt qua những khó khăn thách thức, đại siêu thị Big C vẫn vững vàng phát triển, đảm bảo mức tăng trưởng mạnh và tiếp tục nhận được sự tín nhiệm ngày càng cao của người tiêu dùng. CHIẾN LƯỢC GIÁ BÁN CỦA CÁC NHÀ BÁN LẺ MT – Modern Trade – là thuật ngữ dùng để chỉ những kênh bán hàng hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại… Khác với GT - general trade - để chỉ kênh bán hàng truyền thống, hệ thống bán lẻ hiện đại đòi hỏi nhiều kỹ năng và kiến thức để quản lý hiệu quả. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn trong thị trường bán lẻ Việt Nam hiện nay, có thể nói rất

nhiều chiến lược đa dạng được ứng dụng nhằm lôi kéo người tiêu dùng về phía mình. Nhưng một cách tổng quát, chiến lược giá cả của các nhà bán lẻ quốc tế cũng như Việt Nam được chia thành hai loại chính: EDLP (Every Day Low Price) và Hi-Lo (High background – Low promotion). EDLP Chiến lược giá EDLP sẽ luôn duy trì giá thấp cho hầu hết các sản phẩm, ít khi thực hiện khuyến mãi giảm giá. Các nhà bán lẻ theo chiến lược EDLP phải tập trung tạo dựng sự tín nhiệm của khách hàng đối với phương châm giá rẻ của mình. Hi-Lo Các nhà bản lẻ theo chiến lược Hi-Lo thường có giá bình quân cao hơn EDLP (nguyên nhân của chữ Hi trong Hi-Lo), trong khi đó thường xuyên thực hiện các chiến dịch khuyến mãi (thường là hàng tuần) có mức giảm giá rất lớn (giá thấp hơn EDLP, nguyên nhân của chữ Lo trong Hi-Lo) cho một số sản phẩm. Trong bối cảnh thị trường Việt Nam thì hầu hết các nhà bán lẻ (retailers) sử dụng chiến lược hỗn hợp do vấn đề cạnh tranh giành thị trường trong giai đoạn bùng nổ hiện nay. Đơn cử một trường hợp dễ thấy, Metro C&C là một trong những tập đoàn bán lẻ đi theo hướng EDLP. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta vẫn thấy các chương trình khuyến mãi (promotion) xuất hiện tại đây. Thực chất, đó là cuộc oanh tạc tự do của các nhà cung cấp (suppliers) chứ bản thân Metro không đầu tư vào khuyến mãi. Một trường hợp khác, Big C hiện tại có vẻ thiên về khuyến mãi nhưng thật ra cũng là cuộc đua của các nhà cung cấp. Bản chất chiến lược của Big C toàn cầu (thuộc tập đoàn bán lẻ Casino) là EDLP, với công cụ cực kỳ lợi hại là các nhãn riêng (privatelabels) được marketing rất bài bản giúp nâng cao hình ảnh EDLP của Big C.

Ngược lại, các tay chơi trong nước dường như có vẻ yếu thế hơn như Sagon Coop hiện đang chủ yếu theo hướng khuyến mãi (promotion). Lý do cho sự chọn lựa này dễ dàng thấy được là việc thực hiện khuyến mãi đơn giản và ít tốn kém bằng cách đẩy cho nhà cung cấp làm. Thêm vào đó, quyền lực bên mua (purchasing power) chưa đủ lớn để tạo áp lực buộc các nhà cung cấp giảm giá bán (listing price) cộng với năng lực về xây dựng phát triển các nhãn riêng (private labels) còn khá là hạn chế nên những nhà bán lẻ nội địa chưa thể thực hiện được chiến lược hỗn hợp giữa EDLP và Hi-Lo. Hiện nay, Saigon Coop cũng đã tiến hành với một số sản phẩm dệt may và thực phẩm chế biến.

Phần lớn các nhà bán lẻ còn lại phối hợp EDLP và Hi-Lo để tạo ra một chiến lược giá hỗn hợp cho dù vẫn theo định hướng một trong 2 chiến lược nêu trên. Sự Lựa Chọn Của Khách Hàng Trong khi cùng được nhìn nhận như là những phương thức giúp tiết kiệm tiền khi mua sắm, vẫn có những ý kiến trái ngược nhau giữa các khách hàng về việc liệu phương cách nào giúp tiết kiệm được nhiều tiền bạc hơn: - 60% khách hàng lựa chọn các cửa hàng thực hiện EDLP. - 40% khách hang lựa chọn các cửa hàng thực hiện Hi-Lo.

Những Lý Do Đằng Sau Sự Lựa Chọn Của Khách Hàng Những động cơ của việc ưu tiên lựa chọn EDLP của khách hàng bao gồm sự hạn chế về ngân sách chi tiêu gia đình, các chương trình khuyến mãi không phải khi nào cũng đánh trúng nhu cầu của họ; và trên hết những khách hàng khôn ngoan luôn tin rằng những cửa hàng chuyên tập trung vào khuyến mãi (Hi-Lo) thường có giá cả bình quân cao hơn nếu tính trên tổng hóa đơn mua hàng. Những khách hàng ưa thích khuyến mãi (Hi-Lo) thường bị cuốn hút bởi những giá trị/ khoản tiết kiệm trước mắt, ngay lập tức. Trong khi một số khách hàng xem khuyến mãi như là một cơ hội để mua hàng giá rẻ sử dụng dần hoặc để dùng thử sản phẩm mới thì số khác lại tin rằng khuyến mãi sẽ đem đến nhiều giá trị hơn là EDLP nếu họ biết cách săn tìm khuyến mãi. Theo như tham khảo nghiên cứu thị trường tại Anh cho thấy:

Như vậy, có thể thấy rằng người tiêu dùng ngày nay rất nhạy bén trong vấn đề giá cả, vì thế cả hai chiến lược EDLP và Hi-Lo mà những nhà bán lẻ áp dụng đều để tâm đến giá dù bằng cách này hay cách khác để thu hút những vị “thượng đế” ngày càng có nhiều sự lựa chọn này. Ngoài ra, để giành được lợi thế cạnh tranh, các nhà bán lẻ cũng cần phải quan tâm đến các vấn đề khác như: phân loại ngành hàng (categorization), chất lượng dịch vụ (quality of service) và những dịch vụ giải trí tại siêu thị, trung tâm mua sắm(retailtainment)…

Ngoài tiêu chí “giá rẻ cho mọi nhà”, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng cũng như chất lượng sản phẩm bán ra tại các đại siêu thị Big C nhằm làm hài lòng và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng luôn là mục tiêu hàng đầu và được Ban lãnh đạo Big C đặc biệt chú trọng. Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiều chiến lược hành động đã và đang được Big C triển khai một cách nghiêm ngặt và triệt để. Cụ thể Big C đã thành lập bộ phận Quản lý vệ sinh – chất lượng vào năm 2007 với hoạt động chính là thiết lập, triển khai các qui trình làm việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; đào tạo cán bộ nhân viên Big C với những qui trình làm việc đảm bảo vệ sinh – chất lượng sản phẩm; tổ chức kiểm tra định kỳ việc tuân thủ các qui định về vệ sinh - chất lượng tại các siêu thị, từ đó có biên pháp xử lý kịp thời… Trong đó đào tạo đóng vai trò tiên quyết trong việc trang bị cho các cán bộ nhân viên Big C những chuyên môn cần thiết để họ có đủ kỹ năng kiểm soát chất lượng của các sản phẩm. Big C còn đi đầu trong việc kiểm soát vệ sinh - chất lượng thông qua các dự án hợp tác với các nhà cung cấp để cải thiện chất lượng sản phẩm như thu mua rau củ quả sạch từ Đà Lạt, phát triển gam thịt sạch, phát triển các gam rau an toàn... Bên cạnh đó, các dịch vụ của Big C luôn hướng đến sự thoải mái, tiện ích, tiết kiệm cho người tiêu dùng. Ngoài các dịch vụ truyền thống của các trung tâm thương mại hiện đại, trong 2 năm qua Big C tiếp tục triển khai nhiều dịch vụ mới nhằm mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng đến mua sắm tại đây như dịch vụ giao hàng miễn phí, mua hàng trả góp, xe buýt miễn phí… Nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đại siêu thị Big C chủ trương sẽ tiếp tụccủng cố chiến lược “Big C - giá rẻ cho mọi nhà”, hoàn thiện hơn nữa các dịch vụ, siết chặt các qui trình kiểm soát chất lượng tại các siêu thị, đồng thời tăng cường hợp tác với các nhà cung cấp để phát triển các gam thực phẩm sạch. Cải tạo, đổi mới các trung tâm thương mại Big

C để Big C trở thành điểm đến không nhàm chán cho mọi gia đình. Song song với đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, Big C cũng sẽ tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội - cộng đồng, hướng đến phát triển bền vững, từng bước xây dựng Big C trở thành thương hiệu vững mạnh trên bước đường hội nhập kinh tế quốc tế.
Định vị và phân khúc thị trường Định vị của BigC là hàng hóa với giá rẻ nhất trên thị trường bán lẻ và phân khúc thị trường mà họ nhắm đến là thị trường khách hàng có thu nhập từ trung bình-thấp trở lên. Sản phẩm hàng hóa. +BigC với định vị là hàng hóa giá rẻ, vì thế, họ liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, các sản phẩm với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người dân. Bên cạnh đó, BigC còn liên kết với các nhà sản xuất lớn để có thể giảm giá thành sản phẩm đến mức tối đa cho người tiêu dùng, có những chính sách bình ổn giá trong thời kì khủng hoảng như hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mua sắm của khách hàng.

BIG C tìm lối ra cho sản phẩm nội
5/8/2010 - 2:41:04 PM Trong khuôn khổ chương trình “Big C cùng nhà sản xuất tìm lối ra cho sản phẩm nội” mà Big C đã phát động từ cuối năm 2008, sáng ngày 16/7/2010, hệ thống siêu thị Big C kết hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An cùng tổ chức hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất địa phương” tại khách sạn Phương Đông, Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An.

Đến tham dự hội thảo, ngoài đại diện UBND tỉnh Nghệ An, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương và các cơ quan chức năng có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, xúc tiến thương mại, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của tỉnh, đại diện hệ thống siêu thị Big C, còn có đại diện của gần 100 nhà sản xuất vừa và nhỏ của tỉnh Nghệ An, tập trung chủ yếu vào các ngành nghề thủ công như bánh trái, hàng thủ công mỹ nghệ, trồng rau củ quả, sản xuất thịt, đánh bắt và kinh doanh hải sản… Tại hội thảo, các cán bộ thu mua thuộc hệ thống siêu thị Big C đã trình bày các chuyên luân như: Mô hình tổ chức thu mua của một tập đoàn phân phối lớn (Big C), Chính sách thu mua của Big C đối với các mặt hàng địa phương,Nhìn từ góc độ một nhà phân phối bán lẻ : Tiềm năng của các sản phẩm của tỉnh Nghệ An tại

thị trường địa phương, trong nước và quốc tế,Hướng dẫn về qui trình và thủ tục hành chính xúc tiến hợp tác thu mua với Big C.Hướng dẫn về các điều kiện chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm kinh doanh. Ông Võ Hồng Dương, phó chánh văn phòng UBND tỉnh Nghệ An cho biết: Quy trình thu mua hàng hoá và phương thức làm việc với các nhà phân phối lớn; Những quy định của Nhà nước về hàng hoá, đặc biệt là về an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm; Đẩy mạnh quan hệ hợp tác giữa các nhà sản xuất vừa và nhỏ của Nghệ An với Công ty Big C; Tiềm năng của sản phẩm Nghệ An tại thị trường địa phương, trong nước quốc tế và chiến lược phát triển phù hợp. Đồng thời, đây là dịp quảng bá chủ trương thu hút đầu tư của tỉnh đối với dự án của Big C nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung. Thông qua hội thảo này nhằm đa dạng hoá các mặt hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân tỉnh nhà. Mặt khác nhằm thu hút nguồn hàng của các làng nghề, doanh nghiệp, đơn vị được sản xuất, chế biến ở trong tỉnh. Đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ nông, lâm, thuỷ hải sản và là một trong những hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trong tỉnh trên thị trường tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm chế biến ổn định cho các doanh nghiệp, đơn vị ở trong tỉnh. Sản xuất hàng hoá nói chung của Nghệ An trong thời gian qua cũng phát triển mạnh mẽ. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghệ An đang là một trong những tỉnh dẫn đầu về sản lượng lương thực hàng năm trên 1,1 triệu tấn. Nghệ An đã hình thành được những vùng chuyên canh lớn, gắn quy hoạch sản xuất nguyên liệu với xây dựng các nhà máy chế biến đảm bảo đầu ra cho nông sản ổn định. Nghệ An là tỉnh trong tốp đầu của cả nước ở những sản phẩm: chè, mía đường và trong thời gian tới là chế biến cao su, chế biến sữa tươi nguyên chất. Bên cạnh các ngành hàng sản xuất lớn, sản xuất sản phẩm tiêu dùng hằng ngày của mỗi gia đình cũng rất phát triển. Xung quanh thành phố Vinh và các khu đô thị khác của tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phục vụ cho ăn uống hàng ngày của người dân như: sản xuất rau sạch, chăn nuôi trang trại, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản… đem lại thu nhập ổn định, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho một bộ phận không nhỏ người dân sản xuất và dịch vụ. Có thể khẳng định rằng sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua đã tăng trưởng ổn định góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của kinh tế tỉnh nhà. UBND Tỉnh Nghệ An rất đón chào sự có mặt của hệ thống siêu thị Big C tại Nghệ An và đánh giá cao sự phối hợp đầy thiện chí và hết sức cần thiết của Ban lãnh đạo Siêu thị Big C với Sở Nông nghiệp & PTNT cùng các Sở, Ban Ngành liên quan tổ chức cuộc hội thảo này. Chúng tôi hi vọng hội thảo sẽ là tiền đề quan trọng trong việc liên kết chặt chẽ giữa Công ty TNHH thương mại và dịch vụ siêu thị Big C An Lạc với những nhà sản xuất của tỉnh nhà trong thời gian tới. Với những kết quả cụ thể bước đầu kể trên, hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất địa phương” đã đạt được tiêu chí đề ra là tăng cường tỉ lệ hàng địa phương trong chủng loại hàng hóa kinh doanh tại Big C, góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”.

Chiến lược “giá” của “ông bự”
Cập nhật lúc: 10h 08.10.2007

Big C, một trong những “ông bự” tại thị trường đang thay đổi ở từng khâu bán hàng sau sự xuất hiện của ông Pascal Billaud, tổng giám đốc mới nhận chức tại Việt Nam.

Những thông báo giảm giá tràn ngập trong hệ thống siêu thị Big C. Thưa ông, tại sao trong lúc các hệ thống bán lẻ khác đề cao xu hướng khai thác các giá trị gia tăng, tặng thêm phần “dịch vụ” cho người tiêu dùng thì Big C lại quay trở lại với một chiến lược khá cũ: “giá”? Nhiệm vụ hiển nhiên của nhà bán lẻ là làm khách hàng hài lòng bằng chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hoá, tiện nghi mua sắm, sự tận tuỵ của nhân viên… Vượt lên tất cả, điều khách hàng mong muốn nhất khi mua sắm luôn là có được mức giá rẻ. Trong bối cảnh giá cả thị trường ngày càng tăng, giá sẽ là yếu tố quyết định tạo nên doanh thu và sức mua cho siêu thị. Giá trị gia tăng của chúng tôi thể hiện ở sự khác biệt: làm thế nào có mức giá rẻ cho khách mua, có thể là dựa vào lợi thế quy mô, kỹ thuật đàm phán thương lượng, cắt giảm chi phí quản lý… Khách hàng sẽ nhận được kết quả là từ ngày 28.9.2007, hệ thống siêu thị Big C sẽ giảm giá cho 300 mặt hàng tiêu dùng thiết yếu với mức giảm từ 1 _ 10%, chúng tôi có thể giảm giá thêm tuỳ điều kiện thị trường nhưng đảm bảo sẽ không tăng giá cho đến 31.12.2007. Nhiều sản phẩm khác sẽ được giảm giá 1 _ 2% so với giá bán lẻ quy định của nhà cung cấp. Ông nghĩ về thế cạnh tranh với các hệ thống siêu thị khác đang có ở Việt Nam như thế nào? Big C chỉ nhìn khách hàng và không nhìn các nhà đầu tư khác. Chúng tôi tập trung cho khách hàng, làm cho khách đã đến thì nhớ và không đi nơi khác nữa vì đơn giản chỉ ở Big C mới có những loại hàng đó. Để tạo ưu thế bán hàng riêng, từ nay đến cuối năm, hệ thống Big C sẽ lần lượt tung ra thị trường khoảng 60 mặt hàng do Big C sản xuất độc quyền với thương hiệu “WOW giá hấp dẫn”, và đạt 250 mặt hàng vào 2008. Nền tảng văn hoá kinh doanh của chúng tôi được xây dựng dựa trên các giá trị đã được thừa nhận theo thời gian: hài lòng khách hàng, minh bạch, trách nhiệm, đổi mới và tương trợ. Big C ở Việt Nam không chỉ bán lẻ cho người tiêu dùng, chúng tôi tạo điều kiện cho nhà sản xuất Việt Nam xuất khẩu hàng hoá _ đã đưa 730 container hàng Việt Nam vào bán ở các siêu thị nước ngoài (trong năm 2006) và dự kiến sẽ bán 3.000 container cà phê, thuỷ hải sản, hàng may mặc, hạt điều… và nhiều sản phẩm khác vào năm 2010. Chúng tôi luôn khẳng định với khách hàng, mình là một tập đoàn đầu tư cho tương lai, tạo ra việc làm, chuyển giao công nghệ và tri thức trên cơ sở phát huy các kinh nghiệm lâu năm của tập đoàn Casino, phát triển hệ thống hậu cần cho ngành bán lẻ… Tại sao trong lúc mở rộng hệ thống trung tâm thương mại, ông lại tiến hành giảm số lượng xe tải giao hàng? Casino là một trong những tập đoàn bán lẻ có thế mạnh về kỹ năng hậu cần, chúng tôi muốn giúp các nhà cung cấp nhỏ quen dần hình thức tổ chức bán lẻ thông qua trang thông tin điện tử EDI. Khi giảm số lượng xe tải giao hàng, chúng tôi muốn góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí và tiếng ồn, giúp nhà cung cấp nhỏ giảm chi phí hậu cần, giảm thiểu phí vận chuyển cũng sẽ giúp giảm giá bán; giảm thời gian vận chuyển giúp đảm bảo chất lượng hàng hoá và tối ưu hệ thống bảo quản lạnh.

Quy trình hậu cần này đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giỏi hơn nữa. Big C mong muốn trở thành nhân tố có tinh thần trách nhiệm cao, tích cực tham gia vào đời sống xã hội Việt Nam và theo sát các mối quan tâm của xã hội. Từ nay đến 2010, Big C dành hơn 250 triệu USD mở thêm các trung tâm thương mại và cải tạo, nâng cấp các siêu thị hiện tại ở Việt Nam. Big C đang tập trung đào tạo nghề bán lẻ cho nhân viên: các kỹ năng về hậu cần, chuyên viên về thực phẩm tươi sống, thu mua, trưởng quầy, giám đốc… Chính sách nguồn nhân lực của Big C mang đặc thù: thường xuyên tìm kiếm nhân tài mới, phân công công việc phù hợp ưu điểm từng cá nhân, có chính sách đề bạt dựa trên đào tạo và huy động nhân lực nội bộ, củng cố kỹ năng ngoại ngữ, tuyển dụng người khuyết tật và tạo điều kiện cho thanh niên có hoàn cảnh khó khăn hoà nhập cộng đồng.

Sponsor Documents

Or use your account on DocShare.tips

Hide

Forgot your password?

Or register your new account on DocShare.tips

Hide

Lost your password? Please enter your email address. You will receive a link to create a new password.

Back to log-in

Close